Áp dụng dạy học tích hợp trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

Thg12 25, 2023

Áp dụng dạy học tích hợp trong chương trình trung học phổ thông thu lại nhiều kết quả khả quan cho cả giáo viên và học sinh.

Chương trình dạy học tích hợp trở nên phổ biến vì tính ứng dụng thực tiễn cao và mang lại kết quả khả quan cho cả giáo viên cũng như học sinh. Vậy áp dụng dạy học tích hợp có phù hợp với học sinh Việt Nam không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!

 

Áp dụng dạy học tích hợp mang đến lợi ích gì?

 

ap-dung-day-hoc-tich-hop

Áp dụng dạy học tích hợp mang đến lợi ích gì?

 

Dạy học tích hợp là lồng ghép những kiến thức từ các môn học khác nhau thông qua hoạt động giảng dạy để giải quyết vấn đề. Trên thực tế, phương pháp giảng dạy này đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến tại các cấp học vì giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh. Đơn cử như:

 

  • Tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên: Thông qua chương trình dạy học tích hợp, giáo viên cần chủ động tương tác, hỗ trợ và trao đổi cùng học sinh hướng đến kết quả học tập tốt nhất. Sự tương tác hai chiều đến từ giáo viên và học sinh giúp học sinh thoải mái nêu lên ý kiến, trình bày vướng mắc, từ đó gia tăng trải nghiệm học tập. Qua đó, giáo viên và học sinh cũng trở nên thân thiết, gần gũi hơn.
  • Phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ chủ động phân chia học sinh thành từng nhóm để thảo luận, trao đổi và phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề. Thông qua đó, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh sẽ tiến bộ theo thời gian.
  • Học sinh tập trung vào phương pháp tự học: Chương trình dạy tích hợp yêu cầu học sinh cần phải tự tìm hiểu thông tin để giải đáp bài tập liên quan. Với phương pháp này, giáo viên không còn phải giảng bài theo phong cách truyền thống mà chỉ cần tập trung vào học sinh.
  • Dạy học thông qua hoạt động trên lớp: Giáo viên đưa ra các gợi ý, vấn đề xoay quanh các chủ đề của nội dung môn học, sau đó học sinh sẽ tự phát huy khả năng phân tích thông tin, thảo luận để đưa ra giải pháp.
  • Tóm tắt kiến thức đã học: Học sinh tự tóm tắt, tổng hợp lại kiến thức trọng tâm sau cuối buổi học và giáo viên sẽ kiểm tra, giải thích và tóm gọn vấn đề nếu học sinh còn thắc mắc.

 

Cách áp dụng dạy học tích hợp trong chương trình trung học phổ thông

 

cách áp dụng dạy tích hợp trong trường phổ thông

Cách áp dụng dạy học tích hợp trong chương trình trung học phổ thông

 

Trong chương trình trung học phổ thông, áp dụng dạy học tích hợp là một điểm mới giúp tinh giản nội dung học, thực hành nhiều hơn và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt. Áp dụng chương trình dạy mới giúp giảm mức độ trùng lặp kiến thức bởi học sinh có cơ hội được tổng hợp kiến thức từ các môn học để giải đáp thắc mắc. Đây được coi là phương pháp phù hợp với năng lực của phần lớn học sinh.

 

Ở nước ta, ứng dụng chương trình dạy học tích hợp dựa trên 3 định hướng cơ bản sau:

  • Tích hợp kiến thức, lĩnh vực để rèn luyện kỹ năng toàn diện giúp học sinh dễ dàng tiếp thu một cách tốt nhất.
  • Các môn học có liên quan được tổng hợp một cách mật thiết.
  • Tích hợp các vấn đề và chủ đề xã hội vào trong chương trình dạy học.

 

Trọng tâm chính của phương pháp dạy học này là phát triển năng lực học sinh và đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy học của giáo viên. Để đạt được kết quả tốt nhất, giáo viên và học sinh cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

 

  • Đối với giáo viên: phải được đào tạo bài bản, trau dồi kiến thức thường xuyên, có chứng chỉ sư phạm và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy. Đồng thời, xây dựng và xác định nội dung bài giảng theo kế hoạch để gây được hứng thú cho học sinh.
  • Đối với học sinh: Học sinh cần có tinh thần chủ động, tự giác và có ý thức trách nhiệm trong học tập. Cùng với đó là phẩm chất, năng lực thích nghi với các phương pháp giảng dạy mới.
  • Đối với trang thiết bị học tập: Xây dựng phòng học đa năng với đầy đủ dụng cụ, thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho quá trình thực nghiệm.
  • Đánh giá kết quả học sinh: Giáo viên đánh giá kết quả học tập một cách công bằng, khách quan và chính xác nhất. Đánh giá qua các bài trắc nghiệm, bài kiểm tra và các câu hỏi trong suốt quá trình học tập.

 

Có nên cho con theo học lớp tích hợp không?

 

áp dụng phương pháp dạy tích hợp hiệu quả

Có nên cho con theo học lớp tích hợp không?

 

Áp dụng dạy học tích hợp mang lại kết quả học tập tốt hơn và học sinh cũng cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập. Chính vì vậy, phụ huynh có thể cân nhắc cho con theo học các lớp tích hợp để con được tiếp cận với phương pháp học tập mới.

 

Bên cạnh đó, học các lớp tích hợp còn mang lại hiệu quả cụ thể như:

  • Khơi nguồn cảm hứng học tập: Nội dung học tập được tích hợp từ các môn học khác nhau và luôn bám sát thực tiễn khiến bài giảng trở nên cuốn hút hơn. Từ đó, tạo cho học sinh tư duy sáng tạo và tập trung trong quá trình học.
  • Trở nên tự tin hơn: Với việc học tích hợp, học sinh có nhiều thời gian chuẩn bị và luyện tập kiến thức trước mỗi buổi học. Sau buổi học, học sinh có thời gian ôn tập và trở nên tự tin hơn khi trình bày trước đám đông.
  • Tiếp cận nguồn kiến thức dồi dào: Phương pháp dạy này yêu cầu học sinh phải chủ động tìm kiếm thông tin, từ đó học sinh được tiếp cận nhiều nguồn kiến thức dồi dào. Vì vậy, học sinh phát huy được khả năng tìm kiếm, tiếp thu, chọn lọc và lĩnh hội kiến thức.

 

Kết luận

 

Áp dụng dạy học tích hợp tại các đơn vị giáo dục ở Việt Nam vẫn còn khá mới. Đây là hướng đổi mới trong giáo dục mang lại hiệu quả cao cho cả học sinh và giáo viên. Ivy Global School là một trong số các trường đang áp dụng dạy học tích hợp trong đào tạo.

 

Ivy Global School là trường quốc tế trực tuyến Mỹ được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm. Theo đó, chương trình đào tạo của Ivy Global School được thiết kế tích hợp giúp học sinh đạt được kết quả tốt nhất trong suốt quá trình đào tạo.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Website: vn.ivyglobalschool.org

Hotline:

KV Miền Bắc: 0898 083 111

KV Miền Nam: 0906 924 592

Thành công

Thất bại