Các phương pháp dạy học phát triển năng lực phổ biến hiện nay

Thg11 23, 2023

Các phương pháp dạy học phát triển năng lực đang dần thay thế cách thức dạy học truyền thống vì hiệu quả đem lại cho học sinh khá tốt.

Dạy học phát triển năng lực là hình thức dạy học mới đang được nhiều trường áp dụng, trong đó bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay các phương pháp dạy học phát triển năng lực phổ biến hiện nay qua bài chia sẻ dưới đây!

 

So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực

Phương pháp dạy học phát triển năng lực mang lại hiệu quả cao về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh. So với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp phát triển năng lực có những điểm khác biệt cụ thể:

 

So sánh dạy học phát triển năng lực

So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực

 

Mục tiêu dạy học

 

Dạy học truyền thống:

  • Kiến thức chủ yếu từ sách giáo khoa, học sinh chỉ học thuộc và trả bài.
  • Tập trung vào thành tích học tập thay vì năng lực cá nhân.
  • Hướng tới tiếp thu kiến thức về lý thuyết là chủ yếu.

 

Dạy học phát triển năng lực:

  • Học sinh được quan sát và đánh giá vấn đề một cách khách quan.
  • Học sinh thu thập kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu và sách tham khảo đa dạng.
  • Tập trung vào khả năng cá nhân thay vì thành tích.
  • Hướng tới việc tìm kiếm, làm việc và giải quyết vấn đề thực tế.

 

Phương pháp dạy học

 

Dạy học truyền thống:

  • Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên.
  • Giáo viên là trung tâm.
  • Giáo viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình kiến thức.

 

Dạy học phát triển năng lực:

  • Học sinh là trung tâm.
  • Học sinh chủ động khám phá, nghiên cứu, tổng hợp kết quả dự án.
  • Giáo viên chú trọng hơn vào kỹ thuật dạy học như thực hành, tự học, trải nghiệm,...

 

Nội dung dạy học

 

Dạy học truyền thống:

  • Chương trình dạy học được thiết kế chung cho mọi đối tượng học sinh.
  • Kiến thức từ lý thuyết không có khả năng áp dụng thực tiễn.
  • Nội dung dạy học thiết kế dùng cho mọi đối tượng học sinh theo một chiều.

 

Dạy học phát triển năng lực:

  • Gắn liền với thực tế và xu hướng hiện đại.
  • Thiết kế theo năng lực của từng người và phân hóa theo trình độ.
  • Nội dung dạy học được thiết kế hai chiều nhằm đáp ứng năng lực hiện tại của học sinh.
  • Học sinh vừa có thể tiếp thu kiến thức và có thể ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.

 

Các phương pháp dạy học phát triển năng lực

 

Các phương pháp dạy học phát triển năng lực hiện nay

Các phương pháp dạy học phát triển năng lực

 

Dạy học phát triển năng lực bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp với nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể:

 

Kết hợp học tập và hoạt động

 

Các hoạt động kết hợp với học tập như: khởi động đầu giờ, đọc tài liệu, làm việc nhóm, chơi trò chơi,... học sinh có thể tự nghiên cứu, tìm tòi để ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ đó, học sinh có thể phát triển năng lực một cách toàn diện.

 

Thông qua các hoạt động trong học tập, học sinh có thể rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ học tập phù hợp. Hơn thế, khi môi trường học tập trở nên sôi nổi, hào hứng hơn thì quá trình học tập cũng đạt hiệu quả cao và học sinh cũng tiếp thu ở mức cao nhất.

 

Học tập dựa trên tương tác và hợp tác

 

Với mô hình học tập phát triển năng lực, học sinh và giáo viên sẽ có sự tương tác hai chiều là hỏi - đáp, tranh luận - phản biện. Từ đó, học sinh có thể chia sẻ, tương tác và yêu cầu giúp đỡ trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ góp phần thúc đẩy sự tự tin của mỗi học sinh. Bởi lẽ, giáo viên phải là người hiểu rõ nhất sở trường và hạn chế của từng bạn để đồng hành một cách tốt nhất trong quá trình học tập.

 

Phương pháp học tập cá nhân hóa

 

Học tập theo phương pháp cá nhân hóa nhằm hướng đến sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở trường của mỗi học sinh. Tính cá nhân hóa được thể hiện ở khả năng tiếp thu kiến thức và ứng dụng kiến thức của mỗi học sinh. Do đó, giáo viên phải thiết kế giáo án dựa trên sự khác biệt này.

 

Ngoài ra, quá trình đánh giá cũng cần cá nhân hóa để đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác. Khi được nhìn nhận đúng khả năng, học sinh sẽ học tập một cách chủ động và có trách nhiệm hơn.

 

Hình thành thói quen tự học

 

Ngoài việc định hướng phương pháp học tập thì hướng dẫn cho học sinh cách tự học cũng cực kỳ quan trọng nhằm giúp học sinh có tinh thần tự giác học tập. Để làm được điều này, giáo viên cần định hướng suy nghĩ, đưa ra phương pháp học đúng đắn để học sinh tự khám phá kiến thức. Phương pháp này giúp khơi gợi khả năng nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu để học tập tốt hơn.

 

Dạy học kết hợp đánh giá

 

Dạy học kết hợp đánh giá nhằm thúc đẩy động lực học tập và mong muốn nâng cao kiến thức của học sinh. Qua đó, học sinh có thể nhận thức được năng lực của bản thân và bổ sung kiến thức một cách kịp thời. Từ đây, học sinh cũng chủ động học tập để cải thiện kết quả đánh giá.

 

Dạy học dựa trên thực tiễn

 

Dạy học dựa trên thực tiễn là phương pháp cần thiết để học sinh có thể cảm nhận được ý nghĩa của kiến thức và kỹ năng học. Học dựa trên thực tiễn góp phần hình thành niềm say mê và hứng thú cho học sinh. Khi đó, học sinh có thể dựa trên kiến thức đã học để làm phong phú kinh nghiệm sống của mình.

 

Kết luận

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về các phương pháp dạy học phát triển năng lực mà Ivy Global School tổng hợp. Hy vọng bài chia sẻ đã giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn về mô hình này.

 

Thành công

Thất bại