Khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 khiến thu nhập của nhiều gia đình bị ảnh hưởng, kéo theo quỹ chi phí giáo dục cũng thay đổi theo. Gần đây nhất, câu chuyện về một gia đình có bố mẹ làm lĩnh vực du lịch, để lo chi phí học cho 2 đứa con đang học trường quốc tế đã phải bán xe, mở quỹ tiết kiệm làm ai nấy đều giật mình.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, biến động kinh tế làm việc học của con xáo trộn giữa chừng dường như là mối lo ngại đáng quan tâm với những ai sắp, đang và đã cho con học trường quốc tế. Cha mẹ nào cũng mong dành những điều tốt nhất cho con, nhưng trước những nguy cơ về đại dịch hoành hành - dù nhanh nhạy hiểu được dòng chảy kinh tế đến đâu, câu hỏi “Bao nhiêu là đủ khi chi cho giáo dục trong tổng thu nhập mỗi gia đình” vẫn còn là loay hoay của nhiều người.
Th.S Trần Nhật Nam - Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB, chuyên gia tài chính cá nhân chia sẻ trên CafeF “Nếu là gia đình mức trung lưu, thu nhập khoảng 40 - 50 triệu/tháng thì tối đa cũng chỉ nên dành 30-40% thu nhập cho giáo dục.” Ở mức thấp hơn 20 triệu, việc phụ huynh cố gắng đầu tư 7-8 triệu/tháng cho giáo dục là điều đáng lo ngại, ông nói thêm.
Nhằm mang đến cái nhìn toàn cảnh về các lựa chọn giáo dục tại Việt Nam hiện nay cho các bậc phụ huynh, đồng thời đưa ra lời khuyên về một kế hoạch quản lý chi phí giáo dục hợp lý dựa trên thu nhập của phụ huynh, Th.S Trần Nhật Nam và chuyên gia giáo dục quốc tế Bùi Khánh Nguyên sẽ tham gia chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến “Quản lý chi phí giáo dục - Bài toán ảnh hưởng tương lai của con”.
Thông tin chi tiết Hội thảo “Quản lý chi phí giáo dục - Bài toán ảnh hưởng tương lai của con”
Chia sẻ trước hội thảo, ThS hiểu rằng bài toán chi phí nên được mỗi gia đình cân nhắc kỹ lưỡng để con có thể đi đường dài với trường quốc tế. Ông hi vọng đem đến những thông tin hữu ích dựa trên kinh nghiệm tư vấn cá nhân cũng như lời khuyên của một bậc phụ huynh.
Chương trình giới hạn số lượng khách mời, vì vậy Quý phụ huynh vui lòng đăng ký trước theo link: https://forms.gle/Pnn8wSXdFsWBoR8L8