Kỹ năng mềm là gì? 5 kỹ năng mềm quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện

Thg11 20, 2023

Trang bị kỹ năng mềm là “công cụ” giúp trẻ vững bước vào tương lai và sẵn sàng cho sự phát triển toàn diện nhất. Vậy đâu là kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ bậc tiểu học?

Trang bị kỹ năng mềm là “công cụ” giúp trẻ vững bước vào tương lai và sẵn sàng cho sự phát triển toàn diện nhất. Vậy đâu là kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ bậc tiểu học? Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!

 

Kỹ năng mềm là gì?

 

trang bị kỹ năng mềm cho con từ tiểu họcKỹ năng mềm là gì?

 

Kỹ năng mềm là kỹ năng, phẩm chất cá nhân phục vụ cho cách giao tiếp, cách làm việc của cá nhân. Cụ thể, kỹ năng mềm được sử dụng nhiều trong cuộc sống, công việc bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng quản lý thời gian,... Nhóm kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong xây dựng mối quan hệ trong công việc cũng như cuộc sống.

 

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

 

Kỹ năng cứng là những kỹ năng liên quan đến chuyên môn hoặc kiến thức, trải nghiệm giúp cá nhân thực hiện tốt công việc và phục vụ quá trình học tập. Kỹ năng cứng có thể được đánh giá thông qua bằng cấp, chứng chỉ hoặc một bài kiểm tra. Ngoài ra, kỹ năng cứng đóng vai trò vô cùng quan trọng như:

 

  • Xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho mỗi người.
  • Nâng cao năng suất công việc.
  • Đem lại cơ hội thăng tiến cao trong công việc.

 

Kỹ năng mềm giúp cá nhân đến gần với thành công hơn nhờ xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt, điều khiển cảm xúc và hoàn thiện công việc bởi hiệu quả từ sự trao đổi trực tiếp. Kỹ năng mềm đóng góp 75% cho sự thành công của một cá nhân. Tùy theo tình huống và môi trường, kỹ năng mềm có thể tùy biến để đạt được hiệu quả nhất định:

 

  • Công cụ tiến gần với thành công trong sự nghiệp.
  • Nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc.

 

kỹ năng mềm là gì

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

 

5 kỹ năng mềm cần có từ bậc tiểu học

 

Kỹ năng quản lý thời gian 

 

Kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng cần thiết đối với trẻ bậc tiểu học. Tuy nhiên, để trẻ hình thành được kỹ năng quản lý thời gian, cha mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:

  • Hướng dẫn trẻ liệt kê các công việc cần thực hiện trong ngày trong sổ ghi chép.
  • Thiết kế thời gian biểu theo từng ngày, từng tuần.
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên các môn học, các công việc trong ngày.
  • Hướng dẫn trẻ lên kế hoạch mục tiêu trong tuần và tháng một cách chi tiết, cụ thể.
  • Định hướng cách khắc phục thói quen xấu như lề mề, trì hoãn.

 

Để trẻ có thể hình thành thói quen quản lý thời gian, ba mẹ cũng nên là người truyền cảm hứng bằng cách thực hành trước để trẻ nhìn theo. 

 

Kỹ năng đặt câu hỏi đúng

 

Kỹ năng đặt câu hỏi cần được rèn luyện từ sớm nhằm đáp ứng khả năng tò mò và khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Tuy nhiên, kỹ năng này cần được rèn luyện đúng cách mới có thể phát huy hiệu quả một cách toàn diện.

 

Cách tốt nhất để trẻ trang bị được kỹ năng đặt câu hỏi là khuyến khích trẻ phân tích thành các câu hỏi nhỏ bao gồm 5W1H: What - Cái gì, Where - Ở đâu, Which - Cái nào, Why - Tại sao, When - Khi nào, How - Như thế nào. Khi rèn luyện kỹ năng này, cha mẹ cần chú ý một số điểm như sau:

  • Luôn sẵn sàng trước mọi câu hỏi của trẻ, tránh thể hiện thái độ bực tức.
  • Hướng trẻ đến những câu hỏi đúng trọng tâm.
  • Đặt ra một số câu hỏi gợi mở để trẻ hình thành thói quen đặt câu hỏi.

 

Kỹ năng tư duy phản biện

 

Kỹ năng tư duy phản biện nên được hình thành từ sớm để trẻ có định hướng tư duy giải quyết vấn đề. Trong các kỹ năng mềm thì thói quen hình thành tư duy được đánh giá là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ có thể bắt đầu áp dụng một số mẹo sau:

 

- Đưa ra những câu hỏi mở để trẻ tự suy luận và tìm ra đáp án: các câu hỏi góp phần hình thành tư duy, thói quen suy nghĩ của trẻ.

- Để trẻ tự phụ trách công việc của mình dưới sự hướng dẫn cụ thể của ba mẹ: Ba mẹ không nên đưa ra hướng giải quyết hộ trẻ, thay vào đó, ba mẹ chỉ nên gợi ý và để trẻ tự vận dụng khả năng tư duy giải quyết vấn đề.

- Khuyến khích trẻ đưa ra lối tư duy mới: Ba mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ mà hãy để trẻ được nói ra tiếng nói của mình.

- Hướng dẫn trẻ phân tích vấn đề: Hướng dẫn trẻ phân tích vấn đề theo từng bước, từ cụ thể đến tổng quan và đưa ra quyết định cuối cùng.

 

kỹ năng mềm từ tiểu học

5 kỹ năng mềm cần có từ bậc tiểu học

 

Kỹ năng tập trung

 

Rèn luyện được kỹ năng tập trung giúp trẻ tối ưu năng suất học tập. Từ đó, trẻ học tập hiệu quả hơn và hoàn thành được mục tiêu quan trọng. Cùng với đó, cha mẹ nên thiết kế không gian học tập yên tĩnh. Cha mẹ có thể hướng dẫn các em áp dụng phương pháp Pomodoro để tập trung hiệu quả hơn.

 

  • Liệt kê danh sách các việc cần phải làm.
  • Lần lượt thực hiện công việc theo thứ tự ưu tiên trong 25 - 30 phút.
  • Cho phép con nghỉ ngơi 5 phút giữa mỗi lần tập trung học.
  • Lặp lại quá trình trên từ 3 - 4 lần và cho phép trẻ được nghỉ ngơi dài trong 15 - 20 phút, sau đó quay lại thực hiện các bước trên.

 

Kỹ năng làm việc đội nhóm

 

Làm việc đội nhóm không chỉ giúp trẻ “tồn tại” trong một tập thể mà còn là tiền đề để trẻ biết cách làm việc với đồng đội nhằm đạt kết quả cuối cùng. Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn.

 

Cha mẹ có thể trang bị kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ tham gia hoạt động hoặc trò chơi tập thể theo nhóm.
  • Khuyến khích cho con học nhóm theo các bạn trong lớp.
  • Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ câu chuyện với anh, chị, em trong gia đình.

Thành công

Thất bại