Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì? Thông tin tổng quan học sinh cần biết

Thg1 08, 2024

Dạy học giải quyết vấn đề phương pháp giảng dạy hàng đầu được đánh giá cao nhằm phát huy tính chủ động và tư duy học sinh.

Dạy học giải quyết vấn đề phương pháp giảng dạy hàng đầu được đánh giá cao nhằm phát huy tính chủ động và tư duy học sinh. Vậy phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!

 

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì?

 

dạy học giải quyết vấn đề là gì

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì?

 

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề, giúp học sinh tư duy và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đó. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển kỹ năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể của học sinh, thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một cách trực tiếp.

 

Khi vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, học sinh sẽ chiếm lĩnh được kiến thức và nâng cao năng lực cá nhân. Giáo viên sẽ tạo ra các tình huống thực tế hoặc giả tưởng, yêu cầu học sinh suy nghĩ, phân tích và đưa ra giải pháp. Tình huống có thể là mâu thuẫn giữa cái đã biết (kinh nghiệm, tri thức) và cái chưa biết (tri thức có thể chưa biết cần tìm tòi, khám phá).

 

Quy trình thực hiện của phương pháp giải quyết vấn đề

 

Đổi mới phương pháp giáo dục cần thời gian tiếp cận để giáo viên, học sinh làm quen. Do đó, áp dụng quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường hiệu quả mỗi giờ lên lớp.

 

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Quy trình thực hiện của phương pháp giải quyết vấn đề

 

Bước 1: Phát hiện và tìm hiểu vấn đề

  • Phát hiện vấn đề từ một tình huống cụ thể.
  • Giải thích tình huống: nêu ra thắc mắc để hiểu đúng vấn đề 
  • Phát biểu vấn đề và đặt ra các mục tiêu để giải quyết vấn đề.

 

Bước 2: Tìm kiếm giải pháp

Các vấn đề thường được thực hiện như sau: Tiếp cận vấn đề, phân tích vấn đề, đề xuất và thực hiện hướng giải quyết để tìm ra giải pháp đúng. Nếu giải pháp không giải quyết được, quay lại bước phân tích và thực hiện lại các bước đề ra ban đầu.

 

Bước 3: Trình bày giải pháp

Học sinh trình bày lại vấn đề và đưa ra giả thiết cần thiết, nêu ra các kiến thức cần sử dụng để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, đưa ra giải pháp cụ thể và giải thích tại sao lại có hướng giải quyết như vậy.

 

Bước 4: Nghiên cứu giải pháp

  • Tìm hiểu hiệu quả của kết quả đề xuất.
  • Đề xuất những đề tài mới, vấn đề mới có tính liên quan.

 

Xem thêm bài viết liên quan:

>> Chi tiết quy trình áp dụng dạy học giải quyết vấn đề dành cho học sinh

>> Ưu nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề

>> Phương pháp giáo dục Steiner trong giáo dục học sinh tiểu học

Ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

 

ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

Ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

 

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là cách thức giảng dạy hiện đại và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Bởi lẽ, áp dụng phương pháp này sẽ kích thích nhu cầu nhận thức từ bên trong của học sinh, từ đó tạo ra khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện toàn diện.

 

Thông qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng và vận dụng được những nhận thức mới. Có thể nói, dạy học giải quyết đề không chỉ là phương pháp giảng dạy mà còn hướng đến phát triển năng lực cá nhân.

 

Hơn nữa, học sinh có thể trở thành những người tự tin và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề. Phương pháp này khuyến khích học sinh học hỏi từ những sai lầm và thất bại, giúp họ trở nên kiên nhẫn và kiên trì. Cuối cùng, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, và quản lý thời gian.

 

Một số hạn chế của phương pháp giải quyết vấn đề

 

Phương pháp giải quyết vấn đề cũng có một số hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế phổ biến của phương pháp này:

  • Khó khăn trong đánh giá: Việc đánh giá sự tiến bộ và hiệu quả của học sinh trong việc giải quyết vấn đề là một quá trình phức tạp và thường không dễ dàng đo lường. Điều này có thể làm cho việc đánh giá trở nên chủ quan và khó khăn để xác định mức độ thành công của phương pháp.
  • Yêu cầu kỹ năng hướng dẫn: Giáo viên cần có khả năng định hướng và hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm kiếm và đưa ra giải pháp. Nếu giáo viên không có đủ kỹ năng này, phương pháp có thể không hiệu quả và học sinh có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.

 

Trên đây là những thông tin về dạy học giải quyết vấn đề mà Ivy Global School tổng hợp được. Hy vọng bài chia sẻ đã giúp học sinh và phụ huynh nắm bắt được những thông tin tổng quan về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

Thành công

Thất bại