Thế nào là dạy học tích hợp? Những thông tin mà phụ huynh cần biết

Thg12 21, 2023

Dạy học tích hợp là phương pháp đang được ứng dụng hiện nay nhằm rút ngắn quá trình tổng hợp thông tin và phát triển kỹ năng cần thiết.

Dạy học tích hợp là một trong những phương pháp đang được ứng dụng hiện nay nhằm rút ngắn quá trình tổng hợp thông tin và phát triển kỹ năng cần thiết. Vậy phương pháp giảng dạy này có ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!

 

Dạy học tích hợp là gì?

 

dạy học tích hợp là gì

Phương pháp dạy học tích hợp là gì?

 

Trong vài năm trở lại đây, dạy học tích hợp không còn là phương pháp xa lạ đối với giáo viên và học sinh. Trên thực tế, phương pháp này đã và đang được áp dụng hiệu quả ở rất nhiều các quốc gia hiện nay.

 

Dạy học tích hợp là phương pháp định hướng dạy học phát triển năng lực toàn diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, học sinh có thể rèn luyện các kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ cho học tập và cuộc sống học tập sau này.

 

Mục tiêu cơ bản của việc áp dụng cách dạy học tích hợp là:

  • Hình thành, xây dựng và phát triển năng lực toàn diện cho trẻ.
  • Xây dựng mối liên kết giữa các môn học với nhau và ứng dụng kiến thức vào trong thực tiễn.
  • Học sinh được lĩnh hội nhiều kiến thức rộng lớn hơn.

 

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tích hợp

 

Ưu điểm

 

  • Áp dụng cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng và đại học.
  • Kết hợp kiến thức giữa các môn học giúp học sinh hiểu biết sâu hơn và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
  • Chắt lọc nội dung trọng tâm trong kế hoạch giảng dạy và giảm tải chương trình học.
  • Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quan trọng cần thiết phục vụ cho công việc sau này.

 

Nhược điểm

 

đặc điểm dạy học tích hợp

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tích hợp

 

  • Khó khăn trong áp dụng thực tế bởi học sinh và giảng viên cần thời gian làm quen.
  • Giáo viên cần chủ động sáng tạo trong nội dung và cách giảng dạy. Vì phương pháp giảng dạy tích hợp cần được giảng viên định hướng và đánh giá cho học sinh.
  • Giáo viên phải luôn giám sát, theo dõi sát sao từng học sinh để đánh giá được chất lượng tiêu chuẩn về năng lực đầu ra.

 

Lợi ích của dạy học tích hợp đối với học sinh và giáo viên

 

Đối với học sinh

 

- Khơi nguồn cảm hứng học tập: Nội dung học tập bám sát thực tế cùng phương pháp dạy trực quan và sinh động giúp khơi nguồn cảm hứng trong quá trình học. Xóa bỏ cảm giác chán nản như phương pháp học tập truyền thống. Các em được thoải mái sáng tạo và tập trung tối đa vào bài học.

- Hứng thú hơn trong việc học:  Thay vì chỉ học những kiến thức khô khan trong sách vở, giờ đây các em có thể vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Qua đó, xóa đi tình trạng học trước quên sau. Chủ động tìm tòi kiến thức, áp dụng kiến thức thường xuyên giúp các em năng động, rèn luyện tự tin và tận hưởng quá trình học tập một cách tốt nhất.

- Tiếp cận nguồn kiến thức dồi dào: Phương pháp giảng dạy tích hợp đòi hỏi học sinh phải chủ động tìm kiếm kiến thức mới dựa trên yêu cầu giáo viên. Vì vậy, các em sẽ tự mình tìm tòi và lĩnh hội kiến thức mới thông qua nhiều nguồn khác nhau.

 

Đối với giáo viên

 

  • Giáo viên chủ động tương tác, phối hợp cùng học sinh trong quá trình giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.
  • Phương pháp giảng dạy giúp thầy cô tinh giản nội dung và chỉ tập trung vào kiến thức trọng tâm nhất.
  • Giảm áp lực nghề nghiệp và có thời gian để thầy cô trau dồi khả năng chuyên môn giáo viên.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò thông qua từng trải nghiệm học tập thực tế.

 

lợi ích dạy học tích hợp

Lợi ích của dạy học tích hợp đối với học sinh và giáo viên

 

Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?

 

Dạy học tích hợp đang được thực hiện trong chương trình giáo dục ở nước ta dựa trên 3 định hướng cơ bản bao gồm:

  • Tích hợp kiến thức của các môn học có liên quan, các chủ đề, vấn đề xã hội nhằm giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng và kiến thức một cách tổng thể. 
  • Lấy trọng tâm là phát triển năng lực học sinh để xây dựng nội dung bài giảng, nắm bắt năng lực và lập kế hoạch nâng cao các kỹ năng cần thiết.
  • Tích cực, chủ động tương tác hai chiều trong hoạt động giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm và kiến thức.

 

Trên đây là thông tin tổng hợp về dạy học tích hợp. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp học sinh và phụ huynh hiểu hơn về các phương pháp giảng dạy khác nhau đang được áp dụng tại các trường trung học ở nước ta hiện nay.

Thành công

Thất bại